Đặc điểm nhận dạng của gốm Bát Tràng

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm gốm sứ khác nhau và mỗi loại đều có đặc trưng riêng của sản phẩm tại khu vực vùng miền làm ra sản phẩm gom su đó. Và gốm sứ Bát Tràng cũng có những đặc điểm riêng của mình.

 

  1. Hình dạng, mẫu mã sản phẩm

     Ngày nay khoa học công nghệ phát triển nhiều nơi đã áp dụng các dây chuyền hiện đại vào sản xuất gốm sứ nhưng đồ gốm Bát Tràng vẫn được sản xuất theo lối thủ công với sự sáng tạo của người nghệ nhân trên những bàn xoay đã cho ra những sản phẩm hết sức độc đáo và sáng tạo. Do công đoạn tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay nên các đồ gốm bát tràng có xương gốm  dầy, chắc khỏe khá nặng, lớp men thường ngả màu ngà, đục bên cạnh đó còn có một số dòng men riêng độc đáo chỉ có tại Bát Tràng như men xanh rêumen trắng, nâu, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám.

    Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau: 

  • Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
  • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.
  • Đồ gốm trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng,…

 

  1. Trang trí

       Gốm bát tràng đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm từ thế kỷ 14-15 và trải qua nhiều thời kỳ lịch sử các triều đại khác nhau nên các họa tiết trang trí trên gốm sứ Bát Tràng cũng khác nhau.

  • Thế kỷ 14-15  : Thời kỳ này các họa tiết chủ yếu là khắc chìm và tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời lý Trần. Thời kỳ này cũng xuất hiện dòng gốm hoa lam độc đáo.
  • Thế kỷ 16 : Thời kỳ này làng gốm Bát tràng chủ yếu sản xuất các đồ gốm thờ cúng với kích thước lớn như những chân đèn, lư hương. Kỹ thuật chạm nổi và vẽ men lam thời kỳ này phát triển mạnh mẽ đạt đến độ tinh xảo với các đề tài chủ yếu là rồng, phượng,cụm mây, …
  • Thế kỷ 17 : Kỹ thuật chạm khắc và đắp nổi tiếp tục phát triển rực rỡ gần gũi và tinh xảo hơn với các đề tài như tk 16 và một số đề tài trang trí mới như tứ linh, hổ phù,nghê, hạc... Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gốm men rạn, gốm men nhiều màu với các đề tài độc đáo như hoa sen, chim, con người.
  • Thế kỷ 18 : Trang trí chạm nổi chiếm chủ đạo thay thế trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Với các đề tài trang trí phong phú như cây cối, âm dương..
  • Thế kỷ 19 : Gốm hoa lam phát triển trở lại với việc sử dụng nhiều loại men vào trang trí với các đề tài đã có và thêm một số đề tài mới được du nhập từ nước ngoài chủ yếu là các điển tích của Trung Quốc.
  • Thế kỷ 20 đến nay : Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và sự tài hoa sáng tạo của người làm gốm ngày nay bên cạnh trang trí trạm khắc đắp nổi, gốm hoa lam xuất hiện thêm nhiều kiểu trang trí mới như dán decal, in logo, hình ảnh...  màu sắc đa dạng với nhiều đề tài khác nhau.

   

  1. Men gốm

     Có thể nói bên cạnh cốt gốm hình dạng thì men gốm cũng hết sức quan trọng và đặc trưng của mỗi làng gốm khác nhau. Và các loại men gốm sứ Bát Tràng cũng rất đa dạng và đặc trưng mà không ở đâu có được

  • Men nâu : Là loại men sử dụng đầu tiên trên các sản phẩm gốm Bát Tràng với sắc độ màu đạm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm. Các loại men này thường được dung trong trang trí chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa.. Bởi đặc tính của men này là không bóng, bề mặt thường có vết sần. Ngoài ra men nâu thường được sử dụng kết hợp với các màu men khác tạo nên các sắc độ khác nhau rất phong phú.

Đĩa men nâu

  • Men trắng (ngà) : Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà. 

Bát men trắng

  • Men rạn : Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ 16 và kéo dài tới đầu thế kỉ 20. 

Lọ men rạn

  • Men xanh rêu : Thế kỉ 14–19 men xanh rêu được dùng khánổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỉ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai.

Chân đền men xanh

 

     Có thể nói gốm sứ Bát Tràng có một sự phát triển hết sức phong phú với nhiều đặc trưng  nổi bật. Vì vậy các sản phẩm gốm Bát Tràng luôn được người tiêu dung tin tưởng và lựa chọn.

 

(Nguồn : Internet)

Viết bình luận